- ALC BY VOL: là tỷ lệ cồn theo thể tích của chai rượu. Thường thì rượu vang Pháp có nồng độ cồn từ 11% – 13,5%.
- CONTAINS SULFITES: Thông tin này xuất hiện trên nhãn rượu vang Pháp khi rượu vang có chứa chất sulfites – một hợp chất bảo quản rượu.
- ESTATE BOTTLED: là loại rượu vang được sản xuất từ giống nho trồng trên chính vùng đất nhà sản xuất rượu sở hữu.
- GOVERNMENT WARNING: là lời cảnh báo nhắc nhở người dùng “Không lái xe hay điều khiển các phương tiện hạng nặng khi đã uống rượu hay Phụ nữ có thai tránh dùng.”
- RESERVE: là loại rượu vang có chất lượng cao nhất.
- VARIETAL: là tên loại nho sản xuất rượu hoặc vùng trồng nho.
- 750ml: đây là thể tích tiêu chuẩn của một chai rượu vang, có thể rót đầy 4 ly lớn.
- Năm sản xuất: nếu chai rượu vang có ghi năm sản xuất thì đó là năm mùa nho được thu hoạch để làm rượu. Nếu không ghi năm sản xuất thì chai rượu vang đó được sản xuất từ nhiều mùa nho khác nhau.
- Vin de table/ Vin de Páy – VDP/ AOC: cấp độ rượu vang.
Không phải tất cả các thông tin này đều sẽ xuất hiện trên nhãn rượu vang Pháp. Tùy thuộc vào nhà sản xuất mà chỉ có một số thông tin sẽ xuất hiện trên nhãn rượu vang Pháp.
Các cấp độ rượu vang Pháp
Rượu vang Pháp được chia làm 3 cấp độ:
- Vin de Table: là cấp độ rượu vang Pháp thấp nhất, được chiết xuất từ những loại nho tạp, có chất lượng nho còn kém. Loại rượu vang Vin de Table chỉ uống được trong vòng 6 đến 12 tháng.
- Vin de Páy’: loại vang này có chất lương tương đối tốt, có thể để được đến 2 năm nếu bảo quản tốt.
- AOC (Appellation Origin Controler): là chứng nhận loại rượu vang được sản xuất và kiểm soát ở vùng cụ thể. Nếu là loại rượu vang được sản xuất ở vùng Bordeaux thì sẽ được ghi là Appellation Bordeaux Controler…
Kết hợp rượu vang Pháp với ẩm thực
Có một câu được xem là “thần chú” khi chọn rượu kết hợp với món ăn là “vang trắng uống với thịt trắng, vang đỏ uống với thịt đỏ, Champagne dùng uống khai vị”.
- Rượu Champagne được dùng kết hợp với những món ăn có vị mặ như: khoai tây chiên giòn, snack, hải sản, món gà,…
- Rượu trắng khô hợp với những món ăn như: salad, rau củ nướng, các món hải sản có cách chế biến đơn giản, ít gia vị…
- Rượu trắng bán ngọt hợp với những món ăn cay của Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc; các món hải sản có cách chế biến phức tạp…
- Rượu trắng đậm thường ăn kèm với các món các nước sốt béo, các món nướng, đút lò có nhiều gia vị…
- Rượu đỏ nhẹ thích hợp khi dùng kèm với món ăn với nấm, pasta, cơm chiên,…
- Rượu đỏ vừa thường ăn cùng với các món quay, nướng; các loại thịt chế biến sẵn; các món thịt có màu đỏ nhẹ như thịt heo, thịt cừu…
- Rượu đỏ đậm hợp khi dùng với các món nướng BBQ, hun khói; các món thịt có màu đỏ đậm như thịt bò…
- Rượu ngọt tráng miệng dùng kèm với các món ăn như bánh ngọt, trái cây, bánh táo, kem…